Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

MH370 biến mất, thế giới này mong manh quá

Thời nay, khi mà chiếc điện thoại tôi dùng, người ta còn biết chính xác địa chỉ nơi tôi đang ngồi và cả việc tôi đang ngồi cùng ai thì chuyện máy bay biến mất cứ như đùa.

Sau 17 ngày, giờ đây cả những người lạc quan nhất cũng nghĩ rằng chuyến bay định mệnh ấy sẽ không bao giờ trở lại. Nỗi đau của những người thân trông chờ mỏi mòn thật không thể sánh nổi.

Bên cạnh nỗi đau đó là những lời thắc mắc vì sao cả nhân loại không tìm ra một chiếc máy bay hiện đại to đùng như thế?

Thời nay, khi mà qua chiếc điện thoại tôi dùng, người ta còn biết chính xác địa chỉ nơi tôi đang ngồi và cả việc tôi đang ngồi cùng ai thì chuyện máy bay biến mất cứ như đùa.

Lúc máy bay mới biến mất, các nước Asean lân cận nháo nhào tìm kiếm. Đến ngay cả Malaysia cũng chẳng biết (hay là không chịu biết) thực sự là MH370 không rơi ở biển Đông.

Trung Quốc là cường quốc có liên quan mật thiết tới chuyến bay này. Vì chuyến bay dự kiến sẽ tới Bắc Kinh, hành khách phần lớn là người Trung Quốc. Tuy vậy trước sau Trung Quốc cũng chỉ tung ra mấy tấm hình mờ ảo trên biển Đông.

Đến khi Mỹ nói rằng dữ liệu vệ tinh cho thấy máy bay bay đổi hướng, Trung Quốc mới chuyển hướng tìm kiếm.

Nói về Mỹ thì ngoài việc chiếc Boeing là sản phẩm của họ và có một công dân Mỹ trên chuyến bay. Bởi thế Mỹ mới vào cuộc tìm kiếm ngay từ đầu. Tuy vậy, cũng mất mấy ngày Mỹ mới đưa ra dữ liệu vệ tinh về việc đổi hướng bay. Như vậy cũng thấy rõ là khoa học kỹ thuật của cả thế giới vẫn còn kém lắm.

Anh và Nhật là hai nước không liên quan nhưng họ vẫn giúp và đưa ra những dữ liệu xác đáng. Đấy cũng là một cách nâng cao uy tín đất nước họ. Trong quá trình tìm kiếm này, các tính toán ngoại giao cũng một phần hiện rõ.

Như Ấn Độ chẳng hạn, họ đã thẳng thừng từ chối khi Trung Quốc xin phép tìm kiếm ở vùng biển Ấn độ.

Cuộc tìm kiếm phần nào càng khó khăn hơn khi các vấn đề quốc phòng của hàng chục nước lại dính vào. Bao nhiêu nước lân cận có thể đã dò thấy chuyến bay khi nó đổi hướng. Nhưng khổ nỗi nếu công bố dữ liệu ra đa quân sự thì cũng chẳng ổn tí nào cả.

Bởi thế, bao nhiêu quốc gia châu Á được một phen lúng túng trong một vấn đề ngoại giao xuất phát từ một thảm họa.

Khổ nhất vẫn là nước Malaysia. Bên cạnh những thiệt hại rõ ràng thì Malaysia đã mất điểm rất nhiều trong mắt bạn bè quốc tế. Những thông tin họ phát ra cứ như gà mắc tóc. Sau khi có thông tin là máy bay đã xuất hiện trên ra đa quân sự ở bờ Tây thì Malaysia lại bác bỏ, rồi lại khẳng định. Có vẻ như nước Malaysia không được nhất quán cho lắm.

Thực ra thì khi đối phó với một thảm hoạ cỡ lớn, phải có sự quản lí chặt chẽ về thông tin từ một sở chỉ huy. Chuyện tay phải đâm vào tay trái là khó tránh khỏi khi người ta cuống quít. Đối với các thảm họa kiểu này, nhân dân trên thế giới chỉ quen trông chờ vào các nước có trình độ khoa học phát triển.

Ngày nay thế giới đã phẳng hơn nhờ công nghệ thông tin. Tuy vậy, vẫn còn nhiều chỗ lồi lõm, mà rõ nhất là công nghệ quân sự và không gian. Dù sao đi nữa thì nhân loại cũng chợt nhận ra rằng, chúng ta vẫn còn bé nhỏ lắm. Trái đất có một chiếc máy bay biến mất mà chúng ta tìm mãi vẫn chưa thấy. Cuộc sống vô thường, chúng ta vẫn còn nhiều điều cần học hỏi nữa.

>> Xem thêm: Malaysia tuyên bố MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương liệu có quá vội vàng?

Khanh

Chia sẻ bài viết của bạn về vụ mất tích máy bay MH370 tại đây.


Theo nguồn : http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/mh370-bien-mat-the-gioi-nay-mong-manh-qua-2969064.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét